Nhận xét mới

Các nguyên tắc an toàn khi sử dụng hóa chất

I/.An toàn hóa chất là gì ?
An toàn hóa chất là các biện pháp giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm trong quá trình làm việc, thao tác, bảo quản hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thân thể, tính mạng của người lao động cũng như môi trường lao động.
II/.Quy định về an toàn hóa chất
Quy định mới về sử dụng hóa chất nguy hiểm
Ngày 22/4/2013 Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 07/2013 TT-BCT nhằm quy định cụ thể về sử dụng hóa chất nguy hiểm của tổ chức, cá nhân để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp.

Theo đó, tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm phải đăng ký sử dụng dưới hình thức văn bản với Sở Công thương thuộc địa bàn quản lý trước 15 ngày làm việc trước khi sử dụng. Việc đăng ký lại cũng được thực hiện trong vòng 15 ngày làm việc sau khi chuyển đổi chủ sở hữu, sau khi thay đổi địa điểm hoạt động hoặc sau khi thay đổi mục đích sử dụng.

Định kỳ, tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm phải báo cáo tình hình sử dụng hóa chất trên cơ sở nội dung đã đăng ký với Sở Công thương thuộc địa bàn quản lý trước ngày 10/6 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 10/12 đối với báo cáo năm.

Sở Công thương có quyền kiểm tra đột xuất đối với tổ chức, cá nhân trong các trường hợp sau: Không đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm; không thực hiện đăng ký lại việc sử dụng hóa chất nguy hiểm; sử dụng hóa chất nguy hiểm không đúng mục đích đăng ký; không báo cáo tình hình sử dụng hóa chất nguy hiểm sau 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu báo cáo của Sở Công thương; thông qua công tác quản lý, phát hiện các thông tin, tài liệu có dấu hiệu vi phạm các quy định của Thông tư này.

Thông tư cũng quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền (Cục Hóa chất, Sở Công thương) và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm. Trường hợp vi phạm các quy định tại Thông tư này bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất theo quy định của pháp luật.

Quy định về phân loại và ghi nhãn hóa chất
Ngày 13/02/2012 Bộ Công Thương ban hành Thông tư 04/2012/TT-BCT quy định về phân loại và ghi nhãn hóa chất, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, sản xuất nhượng quyền, gia công, san chia, đóng gói lại (sau đây gọi là sản xuất), kinh doanh, nhập khẩu hóa chất tại lãnh thổ của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.Nội dung ghi nhãn hóa chất được quy định cụ thể như sau:

Điều 12.Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hóa chất
Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hóa chất thực hiện theo quy định tại Khoản 48 Điều 12 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP và theo quy định của GHS gồm:
1. Tên hóa chất.
2. Mã nhận dạng hóa chất.
3. Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ.
4. Biện pháp phòng ngừa.
5. Định lượng.
6. Thành phần hoặc thành phần định lượng.
7. Ngày sản xuất.
8. Hạn sử dụng (nếu có).
9. Thông tin nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối.
10. Xuất xứ hàng hóa.
11. Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Điều 13.Trách nhiệm ghi nhãn phụ
Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc được quy định tại Điều 12 của Thông tư này. Trường hợp phải ghi thêm nội dung bắt buộc mà nhãn gốc không có, tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung ghi thêm.
Điều 14.Thông tin khác thể hiện trên nhãn hóa chất
Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 Thông tư này, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có thể ghi thêm các nội dung khác lên nhãn. Những nội dung này phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, không được làm hiểu sai lệch đặc tính của hóa chất, không được làm hiểu sai lệch nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hóa chất. Nội dung khác có thể ghi trong Phiếu an toàn hóa chất hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng.
Điều 15.Trường hợp ghi nhãn khi vận chuyển hóa chất
1. Trong lưu thông hóa chất, trừ các trường hợp quy định tại Điều 11 Thông tư này thì hóa chất khi vận chuyển phải có nhãn theo quy định tại Điều 12 Thông tư này và có hình đồ cảnh báo trong vận chuyển theo quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này.
2. Hình đồ cảnh báo trong vận chuyển hóa chất phải thể hiện trên bao bì trực tiếp đối với hóa chất không có bao bì ngoài. Hình đồ cảnh báo trong vận chuyển hóa chất phải được đặt trên bao bì ngoài đối với trường hợp hóa chất có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
3. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (msds)
Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (Material Safety Data Sheet viết tắt: MSDS) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.

MSDS chủ yếu được sử dụng trong các khu vực sản xuất có sử dụng hóa chất được coi là độc hại. Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) thường bao gồm ít nhất là các mục sau:Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CAS, RTECS v.v.
Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v
Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axít, chất ôxi hóa.
Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.
Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.
Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất.
III/ Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất.
Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.
Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích v.v) cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.
Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.
Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.
Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).
Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển Phiếu an toàn hóa chất là biểu mẫu được quy định kèm theo Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương.
 
VI/ Phiếu an toàn hóa chất bao gồm :
- Nhận dạng hóa chất.
- Thông tin về thành phần hóa chất.
- Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất.
- Biện pháp sơ cứu y tế
- Biện pháp sử lý khi có hỏa hoạn.
- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố
- Yêu cầu bảo quản cất giữ.
- Tác động lên người và yêu cầu về bảo hộ cá nhân
- Đặc tính lý hóa chất của hóa chất.
- Mức ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất.
- Thông tin về độc tính.
- Thông tin về sinh thái.
- Yêu cầu trong việc thải bỏ.
- Yêu cầu trong vận chuyển.
- Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật tuân thủ./.
                                                                                                            
                                                                                                                        Theo nguồn Internet
Share:

Không có nhận xét nào

CHAT QUA ZALO
0917.203.930