Nhận xét mới

Hóa chất là gì ? Những điều cần biết về hóa chất...

Ai trong chúng ta cũng đã từng tiếp xúc qua hóa chất ở nhiều dạng khác nhau. Ví dụ đơn giản như xăng dầu, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm hay các chất tẩy rửa thường ngày...Vậy có khi nào bạn tự thắc mắc rằng hóa chất là gì ? nó tốt hay xấu, có gây hại cho chính mình không hoặc có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh không? Hóa chất có phải chỉ nằm gọn trong một khuôn khổ nào đó hay là nó vượt lên trở thành một cái gì đó không thể thiếu trong bất chứ ngành nào của đời sống? Liệu tất cả hóa chất đều gây độc hại như người ta vẫn thường truyền tai nhau nghe nhưng tại sao công nghiệp ngành hóa chất vẫn cứ phát triển không ngừng? Hàng nghìn câu hỏi đặt ra với vấn đề hóa chất này. Để giải đáp phần nào thắc mắc của các bạn đọc thì Công Ty Trung Sơn xin tổng hổng hợp một vài thông tin cơ bản về “ Hóa chất ” muốn gửi đến bạn. Để có thể nắm bắt được vấn đề tốt hơn chũng ta sẽ đi từ cái đơn giản nhất đó chính là Hóa Chất là gì?

Hóa chất là gì ? Những điều cần biết về hóa chất...

1/ Hóa chất là gì ? Định nghĩa về hóa chất
Sau đây là một khái niệm về hóa chất mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy và khá quen thuộc, có thể đã đọc đâu đó trên mạng xã hội hoặc trên Google hay trong sách đó là :
Hóa chất hoặc chất hóa học là một dạng của vật chất mà có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi. Không thể tách nó ra thành những thành phần nhỏ hơn bằng các phương pháp tách vật lý mà không làm bẻ gãy các liên kết hóa học. Hóa chất có các trạng thái khí, lỏng, rắn và plasma.
Trên đà phát triển không ngừng của ngành hóa chất thì một định nghĩa mang tính thống nhất và tuyệt đối là hoàn toàn không thể. Nhưng bạn có thể hình dung một cách đơn giản hơn rằng “ Hóa chất là một đơn chất, hợp chất hoặc hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo ”
2/ Sự hình thành và phát triển của ngành hóa chất
  • Cũng như mọi vật chất tồn tại trên thế giới này chúng đều trải qua quá trình hình thành và phát triển. Ngành hóa chất cũng không ngoại lệ, để có được sự phát triển không ngừng như hiện tại chắc chắn nó phải trải qua quá trình hình thành từ lâu đời và sự kế tiếp luân hoàn để tạo nên sự thành công này. Nhưng trước khi tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của ngành hóa chất, ta hãy cùng tìm hiểu xem ngành hóa chất là gì?
  • Ngành hóa chất là một ngành khoa học mà ở đó các nhà hóa học thực hiện nghiên cứu, kiểm tra các tính chất và thành phần của vật chất và sự tương tác giữa các chất về cấu trúc, tính chất, thành phần, quá trình hoạt động và những thay đổi trong phản ứng với chất khác.
  • Ngành hóa chất bao gồm các công ty sản xuất hóa chất công nghiệp. Nó chuyển đổi các nguyên liệu thô (dầu, khí tự nhiên, không khí, nước, kim loại và khoáng sản) thành hơn 70.000 sản phẩm khác nhau và được xếp thành 8 phân nhóm sản phẩm bao gồm: phân bón và hợp chất nito, chất tẩy rửa, hạt nhựa nguyên sinh và cao su tổng hợp, hóa chất cơ bản, sơn và mực in, thuốc bảo vệ thực vật, sợi nhân tạo và các sản phẩm hóa chất khác không thuộc các nhóm trên. Những sản phẩm này đã nhanh chóng trở thành những sản phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày..
  • Hóa chất đã được sử dụng trong suốt chiều dài lịch sử. Nhưng ngành hóa chất chỉ bắt đầu được hình thành từ sau cuộc cách mạng công nghiệp.
  • Năm 1736, nền móng đầu tiên cho sự ra đời của ngành công nghiệp hóa chất là quy trình sản xuất Axit Sunfuric với quy mô lớn được phát triển bởi dược sĩ Joshua Ward. Đây cũng chính là hóa chất đầu tiên được sản xuất thông qua quy trình công nghiệp.
  • Vào đầu thế kỷ 18, doanh nghiệp hóa chất công nghiệp đầu tiên đã được thành lập bởi Charles Tennent với sản phẩm bột tẩy trắng được tạo ra bằng cách cho Clo phản ứng với vôi tôi.
  • Dựa trên nền móng và sự khởi đầu được tạo bởi Ward và Tennent, đến cuối thế kỷ 19 đã có sự bùng nổ về số lượng và sự đa dạng của các sản phẩm hóa chất được tạo ra. Các ngành công nghiệp hóa chất liên tiếp được hình thành ở Đức, và tiếp sau đó là Hoa Kỳ.
  • Trong suốt lịch sử của mình, ngành hóa chất nói chung và công nghiệp hóa chất nói riêng đã nhanh chóng trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế hiện đại.
3/ Sử dụng hóa chất có nguy hiểm không?
Đó có lẽ là câu hỏi mà ai trong chúng ta khi muốn tiếp cận với hóa chất cũng đều đã từng nghĩ qua. Thật sự nhìn nhận, chúng ta thấy rằng bất cứ một vấn đề nào đều cũng sẽ có 2 mặt nhưng quan trong hơn đó là việc mặt nào trội hơn hay liệu chúng ta có thể kiềm hãm lại mặt xấu được hay không? Có thể hay không thể hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực bằng cách dùng hiệu quả được hay không? – Đó mới chính là vấn đề.
👉 Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về việc sử dụng hóa chất có nguy hiểm hay không
Xăng dầu là hóa chất mà chúng ta biết rằng khi để gần nguồn nhiệt sẽ cháy nổ và gây thiệt hại lớn. Nghe tới đây, ai cũng sẽ cảm thấy hoang mang và sợ hóa chất này. Tuy nhiên nếu nhìn ở một góc độ khác, khi chúng ta để xăng dầu ở vùng an toàn, không tiếp xúc với lửa thì hoàn toàn không thể xảy ra cháy nổ. Tương tự như vậy, nhiều hóa chất được sử dụng nếu trong ngưỡng cho phép sẽ đem đến lợi ích rất cao trong đời sống và công nghiệp. Như vậy, Hóa chất có nguy hiểm hay không – chúng ta không nên vội kết luận mà phải xem xét ở 2 khía cạnh đó là “ Lợi ích và Nguy cơ ”.
“ Lợi ích ” của hóa chất chúng ta không thể phủ nhận nó được còn “ Nguy cơ ” nếu biết khống chế, kiềm hãm thì hoàn toàn không thể xảy ra.
Hiện nay, các cơ quan chức năng cùng với các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu, ban hành những luật lệ để kiểm soát hoá chất và sử dụng chúng mà không bị nguy hiểm, độc hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, các nhà sản xuất lớn và toàn cầu cũng đã có Trung tâm nghiên cứu gồm các chuyên gia, với các thiết bị tối tân để làm nên những sản phẩm từ các hoá chất này, thử nghiệm tính năng, lợi ích và cả đánh giá yếu tố an toàn để bảo đám sức khoẻ cho công nhân sản xuất, người tiêu dùng và không có hại cho môi trường.
📌 Do đó, không nên máy móc cho rằng hoá chất là có hại và không nên sử dụng chúng.
4/ Vai trò của hóa chất trong đời sống
Như đã nói ở trên nếu ta có thể kiểm soát và giảm thiểu “nguy cơ” của hoá chất thì có thể sử dụng những “lợi ích” do chúng đem lại. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích vô cùng quan trọng mà hóa chất đem đến với đời sống của mình. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn có một cái nhìn rõ nét hơn về vai trò của hóa  chất thông qua một vài phép liệt kê bên dưới :
– Thứ nhất, phải kể đến đó chính là cung cấp nguồn nhiên liệu: Xăng dầu rất độc hại nếu chúng ta đứng gần và ngửi nó hằng ngày. Thế nhưng nếu không có hóa chất là xăng dầu, liệu chúng ta có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô, tàu hỏa…hay chỉ dùng phương tiện xe đạp?
– Thứ hai, phục vụ sinh hoạt: từ những vật dụng nhỏ nhất như nước rửa bát, nước lau nhà, bột giặt đến các chất tẩy rửa vệ sinh đều có bóng dáng của hóa chất. Nếu không có chúng, chắc chắn việc dọn dẹp của bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn, kết quả lại không được như ý.
– Thứ ba, các sản phẩm làm đẹp: Các chị em phụ nữ chính là người kiểm chứng vai trò này rõ hơn ai nhất khi hằng ngày, các chị em đều dùng hóa chất lên người để tô điểm, làm đẹp. Từ thuốc nhuộm tóc, ép tóc đến sơn móng tay, nước hoa, mĩ phẩm…đều chứa chất hóa học. Vì khi sử dụng chất hóa học, các sản phẩm đó mới có thể phát huy tối đa công dụng của mình.
– Thứ tư, trong lĩnh vực y tế hóa chất tạo ra thuốc giảm đau và các loại kháng sinh.
Và còn nhiều hơn nữa những lợi ích mà nó đem lại cho cuộc sống chúng ta.
5/ Công dụng của hóa chất trong công nghiệp
Hóa chất là gì ? Những điều cần biết về hóa chất...

Cũng như vai trò to lớn của hóa chất trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, công dụng của hóa chất trong ngành công nghiệp cũng sẽ khiến bạn ngạc nhiên vì những gì nó đem lại cho chúng ta.- Công nghiệp sản xuất đồ gia dụng : Hóa chất là nguyên liệu chính trong quy trình sản xuất hầu hết các sản phẩm đồ gia dụng mà chúng ta sử dụng hằng ngày.- Công nghiệp nặng : Hóa chất được sử dụng trong ngành công nghiệp nặng như khai thác để chiết suất các khoáng sản, kim loại quý ra khỏi các quặng để từ đó có thể tạo ra những món phụ kiện, trang sức tinh xảo và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.- Công nghiệp lọc hóa dầu : Được sử dụng để điều chế nhiên liệu như xăng dầu, khí đốt,…- Đối với ngành công nghiệp máy móc : Hóa chất được sử dụng rộng rãi để giúp quá trình làm sạch, tẩy rửa bề mặt chi tiết giúp tăng độ bền, độ bóng của máy móc thiết bị.- Trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa và Polyme, các sản phẩm bao bì, vỏ nhựa,… có 80% thành phần được làm từ hóa chất.- Công nghiệp sản xuất phân bón, vi sinh : Là nguyên liệu để sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

– Sử dụng SOP: mỗi hóa chất sẽ có các đặc tính gây nguy hiểm riêng biệt, cho nên chúng cần được xử lí đúng cách để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Một tiêu trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) là cần thiết trong việc bảo vệ cá nhân, sử dụng và xử lý an toàn và thải bỏ đúng cách hóa chất.

– Thông khí: Việc thông gió giúp giảm thiểu khả năng phơi nhiễm hóa chất. Một hệ thống thông khí tốt là hệ thống phải có khả năng thay đổi không khí ít nhất 8 đến 10 lần mỗi giờ. Ngoài hệ thống thông khí, mũ trùm xả cũng là một công cụ giúp tăng tính an toàn trong quá trình tiếp xúc với hóa chất.

– Hóa chất thường trông giống nhau và rất khó phân biệt ngay cả đối với một chuyên gia. Do đó mà mỗi loại cần được dán nhãn để dễ dàng phân biệt. Trên nhãn, mọi người sẽ dễ dàng thấy các cảnh báo nguy hiểm, nồng độ, tên sản phẩm và những yếu tố cần tránh. Các thùng chứa được dán nhãn đúng cách sẽ ngăn ngừa tai nạn do trộn lẫn các chất không chính xác hoặc xử lý không đúng cách.

– Không ngửi hoặc nếm hóa chất. Khi cần xác định mùi hóa chất, nên giữ lọ đựng hóa chất ở cách xa mặt để tránh việc hít phải một lượng lớn hơi hóa chất.

– Thường xuyên xem xét kỹ lưỡng nơi lưu trữ, bảo quản của tất cả các loại hóa chất. Cần xác minh rằng các thùng chứa hóa chất không được đặt gần các hóa chất khác mà chúng có thể phản ứng bất lợi. Phòng chứa cần đảm bảo thông thoáng, không ẩm ướt để tránh làm biến chất các loại hoá chất.

– Khi tiếp xúc với hóa chất nhất thiết phải cần mang những thiết bị an toàn và đồ bảo hộ. Các thiết bị và dụng cụ bao gồm: Kính mắt, mũ, mặt nạ, quần áo dài tay, giày hoặc ủng, găng tay,

– Nhanh chóng làm sạch tất cả các sự cố tràn hóa chất, bất kể hóa chất được coi là nguy hiểm hay không nguy hiểm. Trong quá trình làm sạch, hãy nhớ làm sạch cả các vết bắn trên tường và tủ.

–Không ăn, uống, nhai kẹo cao su hoặc bôi mỹ phẩm ở những nơi đang sử dụng hóa chất độc hại.

– Luôn rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi xử lý hóa chất. Ngay cả khi bạn có đeo găng tay trong quá trình xử lý hóa chất.

– Chỉ nên sử dụng hóa chất đúng mục đích của nó, đồng thời nên sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì để đảm bảo an toàn.

– Xét về góc độ người tiêu dùng, điều quan trọng nhất đó là phải lựa chọn đúng đắn các sản phẩm để sử dụng, và sử dụng đúng như cách thức đã được chỉ dẫn.

– Nên chọn các sản phẩm từ các nhà sản xuất lớn, có uy tín, các tập đoàn toàn cầu, vì các nhà sản xuất này có đủ điều kiện vật chất, cũng như đội ngũ các chuyên gia để nghiên cứu, thiết lập nên công thức của sản phẩm, và đánh giá công thức này vừa tính năng công dụng, vừa độ an toàn khi sử dụng.

– Không nên chọn những sản phẩm không rõ nguồn gốc, thông tin không rõ ràng, từ các nhà sản xuất không có uy tín. Như vậy bạn đang tự làm hại chính mình và cả những người xung quanh.

                                                                                                        Nguồn tổng hợp internet
Share:

Không có nhận xét nào

CHAT QUA ZALO
0917.203.930